Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu đơn giản, thơm ngon

Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu được nhiều người quan tâm để tạo nên chiếc bánh thơm ngon. Bánh không dùng dầu chiên ăn không bị ngán và vẫn giữ được hương vị nguyên bản. Quy trình đơn giản, dễ thực hiện trong mùa lễ đoàn viên giúp gắn kết tình cảm gia đình. Tìm hiểu công thức làm bánh chính xác giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện.

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ làm bánh

Trước khi bắt đầu cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu thì việc chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ vô cùng quan trọng. Nguyên liệu chất lượng sẽ giúp tạo nên chiếc bánh thơm ngon, ấn tượng hơn khi thưởng thức.

Thời gian chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thường khoảng 15 – 20 phút và chế biến khoảng 1 giờ 30 phút. Chuẩn bị đủ dụng cụ làm bánh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian thực hiện.

  • Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu:
    • Đậu xanh: 800g 
    • Lòng trắng trứng gà: 1/2 quả
    • Sữa tươi không đường: 2 thìa cà phê
    • Ngũ vị hương: 1/5 thìa cà phê
    • Bột bánh dẻo: 10g
    • Màu thực phẩm (đỏ hoặc vàng tùy sở thích): 2 thìa cà phê
  • Nguyên liệu làm vỏ bánh:
    • Bột mì: 300gr 
    • Lòng đỏ trứng gà: 2 
    • Mật ong: 5gr
    • Bơ đậu phộng: 8g
    • Dầu đậu phộng: 25g
    • Nước đường làm bánh nướng: 150g
  • Dụng cụ
    • Bát, muỗng, đũa
    • Nồi chiên không dầu
    • Khuôn làm bánh trung thu phù hợp
Nguyên liệu cần có để làm bánh trung thu bằng nồi chiên tại nhà
Nguyên liệu cần có để làm bánh trung thu bằng nồi chiên tại nhà

Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu

Bánh trung thu làm bằng nồi chiên không dầu thu hút sự quan tâm bởi công thức dễ thực hiện. Chiếc bánh thơm ngon, ít dầu mỡ không gây hại đến sức khỏe là những gì bạn cần làm cho người thân, người mình yêu thương.

Các bước làm bánh tương đối đơn giản để thực hiện theo giúp tiết kiệm thời gian. Bạn không cần thao tác và chờ đợi quá lâu để có được những chiếc bánh vừa đẹp mắt, vừa ngon ngọt.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế là giai đoạn quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu. Sơ chế kỹ nguyên liệu giúp tạo nên chiếc bánh chất lượng về cả hình thức lẫn hương vị.

Nguyên liệu làm bánh trung thu phần lớn đều dễ sơ chế hoặc đã được sơ chế sẵn khi mua. Riêng đậu xanh phải được sơ chế cẩn thận để đảm bảo nhân bánh ngọt bùi, đậm vị.

Sơ chế đậu xanh đã bóc vỏ

Đậu xanh đã bóc vỏ thuận tiện trong việc sơ chế và tiết kiệm một khoảng thời gian thao tác cho bạn. Phần lớn mọi người đều chọn mua đậu xanh đã bóc vỏ để thực hiện làm bánh nhanh chóng hơn.

Bạn cần ngâm đậu xanh cùng với nước nóng trong khoảng 2 đến 3 giờ làm mềm. Sau đó, nấu đậu xanh bằng xoong hoặc hấp thật nhừ nhằm tạo nên phần nhân dẻo thơm. 

Đậu xanh cần được ngâm trước khi sử dụng để làm bánh
Đậu xanh cần được ngâm trước khi sử dụng để làm bánh

Sơ chế đậu xanh chưa bóc vỏ 

Đậu xanh chưa bóc vỏ vẫn giữ được độ tươi ngon và đậm vị hơn so với đậu đã bóc vỏ. Tuy nhiên, việc sơ chế phức tạp hơn cũng như chiếm nhiều thời gian làm bánh trung thu.

Bạn cần ngâm đậu trước và đãi sạch để mang đi nấu nhừ sử dụng làm phần nhân bánh. Tiếp tục cho đậu đã nấu vào xay thật nhuyễn đến khi đạt độ mịn hợp lý thì thêm đường trộn đều và cho vào chảo chống dính.

Xem thêm các sản phẩm bánh trung thu khác tại đây : https://banhtrungthu-daiphat.com/banh-trung-thu/

Sên nhân bánh trung thu

Công đoạn sên nhân bánh cần được thực hiện cẩn thận trong cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu. Thao tác ở bước này quyết định chất lượng phần nhân thành phẩm cuối cùng. 

Sên bánh trên bếp 

Đặt chảo đậu xanh đã nấu chín, xay nhuyễn lên bếp, thêm dầu ăn và khuấy đều cho dầu hòa tan cùng đường tạo nên độ ngọt cho nhân bánh. Bạn tiếp tục cho khoảng 10g bột mì và 1 thìa nước lọc kết hợp thành hỗn hợp bột đậu.

Hỗn hợp bột đậu sên trên lửa nhỏ đến khi đạt đến độ sền sệt phù hợp thì cho thêm 10g bột bánh dẻo. Sên đến khi phần nhân bánh đặc lại thì vo tròn để chuẩn bị cho bước sau.

Bạn kiểm tra cẩn thận nhân bánh thấy không bị chảy là đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình sên có thể tăng giảm độ ngọt bằng cách nêm nếm để đảm bảo làm ra chiếc bánh trung thu có nhân ngon nhất.

Nhân bánh sau khi được sên mịn và vo tròn
Nhân bánh sau khi được sên mịn và vo tròn

Lưu ý khi sên nhân bánh trung thu 

Khi sên nhân bánh cần lưu ý không đổ dầu vào cùng lúc tránh làm hỏng. Bạn nên chia nhỏ nhân thành 2 hoặc 3 phần rồi cho dầu vào sên từng đợt để tạo độ đặc dẻo vừa đủ.

Phần nhân bánh càng khô ráo, không bị nhão thì càng ngon và bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không được làm nhân quá khô sẽ làm giảm hương vị các nguyên liệu.

Trong quá trình sên nhân cần để lửa nhỏ nhất để tránh tình trạng bị két. Bạn nên dùng một cái chảo to hoặc chảo chống dính sên nhân nhằm hạn chế khả năng bị khét hiệu quả nhất.

Tùy vào sở thích mà người làm bánh có thể thay thế nhân đậu xanh bằng nhân đậu đỏ, khoai môn hoặc trà xanh. Các bước sơ chế vẫn tương tự nên không quá khó để thực hiện.

Trộn bột để làm vỏ bánh Trung Thu

Thao tác trộn bột vỏ bánh trong cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu sử dụng bột số 11 và bột số 8. Hai loại bột này có thể tạo nên vỏ bánh vừa mềm, vừa dẻo làm bùng vị phần nhân bên trong.

Trước tiên, bạn trộn đều 100g bột mì số 11 và 100g bột số 8 trong một cái bát lớn và dùng tay tạo một lỗ hổng ở giữa. Thêm lòng đỏ trứng gà, 1 lòng đỏ trứng gà, 25g dầu đậu phộng, 8g bơ đậu phộng và 1/5 thìa ngũ vị hương vào lỗ hổng này, khuấy đều theo hình tròn.

Khuấy đến khi các nguyên liệu đều hòa quyện vào nhau thì bắt đầu nhồi bột bằng tay. Bạn thao tác đều tay để hỗn hợp bột vỏ bánh được dẻo mịn, làm ra chiếc bánh thơm ngon.

Sau đó, cho bột vào bát và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, tránh cho không khí lọt vào. Bột nghỉ trong khoảng 45 phút là có thể dùng làm vỏ bánh trung thu nướng bằng nồi chiên không dầu. 

Bột vỏ bánh cần được nhào kỹ để mịn và tạo hình đẹp
Bột vỏ bánh cần được nhào kỹ để mịn và tạo hình đẹp

Bọc nhân bánh trung thu

Bột vỏ bánh sau khi nghỉ đã đủ độ dẻo để bạn chia thành các phần bằng nhau tùy vào kích cỡ mong muốn. Tương tự, bạn vo tròn nhân đậu xanh sao cho bằng với số vỏ đã chuẩn bị.

Rắc một ít bột mì lên mặt phẳng nhằm chống dính và đặt vỏ bánh lên cán dẹp đến độ dày vừa phải. Không nên cán quá dày hoặc quá mỏng sẽ làm mất cân bằng cũng như giảm độ ngon cho bánh trung thu.

Cán dẹt bột vỏ bánh trước khi bọc ra ngoài nhân 
Cán dẹt bột vỏ bánh trước khi bọc ra ngoài nhân

Bạn đặt viên nhân bánh đã chuẩn bị trước vào giữa vỏ bánh đã cán và cẩn thận gói lại, xoay nhẹ để bánh có hình tròn đều. Phần vỏ phải bao hết phần nhân để khi nướng bằng nồi chiên không dầu sẽ giữ được dáng bánh mà không bị bung nhân ra ngoài.

Đặt những chiếc bánh trung thu với hình dáng cơ bản vào khay và đặt khăn ẩm lên để không bị khô. Bạn lặp lại các thao tác đến khi hết phần nguyên liệu còn lại.

Tạo hình cho chiếc bánh trung thu

Tạo hình bánh trung thu là bước tiếp theo trong cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu. Bạn phết một lớp dầu ăn mỏng đều khắp lòng khuôn làm bánh chống dính khi tạo hình. 

Cho khuôn ấn chính xác lên phần bánh trung thu có tạo hình cơ bản, một tay giữ và một tay ấn lò xo. Bạn cần đảm bảo bánh đã lắp đầy khuôn để chắc chắn tạo hình cuối cùng đẹp như mong muốn.

Sau khi nhấc khuôn ra, người làm bánh đã tạo hình xong một chiếc bánh trung thu đẹp mắt. Tương tự, bạn tạo hình cho phần bánh còn lại và chuẩn bị nướng bằng nồi chiên không dầu.

Tạo hình chiếc bánh trung thu với khuôn 
Tạo hình chiếc bánh trung thu với khuôn

Nướng bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu

Công đoạn cuối cùng đó là nướng bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 đến 15 phút. Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp phết bánh trong quá trình đợi nướng.

Hỗn hợp phết bánh bao gồm 1/2 lòng trắng trứng, 1 lòng đỏ, 2 thìa sữa tươi không đường, dầu mè và màu thực phẩm. Đây là công thức chuẩn để tạo thêm màu sắc bắt mắt cho bánh trung thu.

Sau 10 đến 15 phút nướng, bạn lấy khay nồi chiên không dầu ra, lót thêm một lớp giấy nến chống dính và nướng hỗn hợp ở nhiệt độ 180 độ C trong 8 phút. Việc nướng hỗn hợp phết bánh giúp tạo màu và làm tăng thêm hương vị thơm ngon của bánh trung thu.

Bạn lấy bánh ra, đợi nguội rồi phết thêm lớp hỗn hợp màu đã chuẩn bị trên cả hai mặt và thân bánh. Tiếp tục nướng bánh trong khay nướng lần 2 với mức 150 độ C khoảng 5 phút rồi lấy ra ngoài.

Bánh trung thu nướng bằng nồi chiên không dầu có phần vỏ đẹp mắt, nhân đậu xanh dẻo thơm, ngon ngọt. Bạn có thể chuẩn bị thêm trà nóng để cùng người thân, bạn bè thưởng thức vào dịp trăng rằm tháng Tám.

Bánh sau khi được nướng có màu vàng nâu đẹp và mùi thơm dễ chịu 
Bánh sau khi được nướng có màu vàng nâu đẹp và mùi thơm dễ chịu

Lưu ý khi nướng bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu

Khi thực hiện bướng bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu cần phải ghi nhớ một số lưu ý quan trọng. Điều này giúp bạn thực hiện làm bánh hiệu quả và thưởng thức chiếc bánh trọn vẹn nhất.

Bánh nướng bằng nồi chiên không dầu thường không có quá nhiều khác biệt về mùi vị và vẻ ngoài so với bánh trung thu thông thường. Tuy nhiên, dung tích nồi chiến khá nhỏ nên phải thực hiện nướng nhiều lần và thời gian chờ đợi tương đối dài.

Tình trạng bánh thành phẩm bị nứt hoặc biến dạng thường gặp trong quá trình thực hiện cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu. Điều này xảy ra do bạn phân chia vỏ bánh và nhân bánh không đều nhau nên cần dùng thêm cân điện tử hỗ trợ.

Trường hợp thao tác không khéo khi nướng khiến vỏ bánh không dính sát vào phần nhân sẽ tạo thành khoảng trống. Bánh trung thu dễ bị phồng và nứt nên bạn cần dùng tăm châm nhẹ vào các khoảng trống rồi miết lại thật kỹ.

Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu tương đối đơn giản dành cho dịp rằm tháng Tám được Bánh Trung Thu Đại Phát chia sẻ chi tiết. Những chiếc bánh thơm ngon, dẻo ngọt sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình, bạn bè một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể cùng người thân vào bếp để vừa làm bánh trung thu, vừa tạo ra kỷ niệm đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *